Hiện nay, hiển nhiên thấy rằng phát triển web là một trong những ngành nghề nóng nhất trên thế giới. Các nhà phát triển web lại thường được phân chia giữa hai chuyên ngành. Vậy thì, giữa nhà phát triển front end và back end thì vị trí nào tốt hơn cho bạn?
Trong hướng dẫn về front end và back end này, bạn sẽ tìm thấy những điều cần biết để đưa ra quyết định và định hướng nghề mới khi bạn đã học đủ để bắt đầu làm việc. Chúng tôi sẽ nói về các công nghệ liên quan, thảo luận về loại công việc phải làm và sẽ mô tả các nhiệm vụ điển hình mà bạn sẽ phải giải quyết.
Mục lục
- 1. Phạm vi ảnh hưởng khác nhau: nhà phát triển front end và back end
- 1.1. Các trang web hoạt động như thế nào?
- 2. Một ngày làm việc của front end developer
- 3. Một ngày làm việc của back end developer
- 4. Những công nghệ bạn cần biết
- 4.1. Hộp công cụ Front end
- 4.2. Hộp công cụ Back end
- 5. Chuyên ngành khác nhau cho những đam mê khác nhau
- 6. Mức lương của nhà phát triển front end và back end
- 6.1. Mức lương của front end developer
- 6.2. Mức lương của back end developer
- 7. Lời kết luận
- 7.1. Vậy thì tôi nên chọn nghề nào?
Phạm vi ảnh hưởng khác nhau: nhà phát triển front end và back end
Mặc dù cả hai chuyên gia này đều thuộc thuật ngữ của nhà phát triển web trực tuyến, nếu bạn chọn một hướng trong cuộc tranh luận giữa nhà phát triển front end và back end, thì điều đó có thể khiến bạn bỏ qua hướng còn lại mãi mãi. Trừ khi bạn đã chuẩn bị đi đầy đủ cả hai hướng.
Ưu đãi mới nhất đang hoạt động ngay bây giờ:
GET 50% OFF
DataCamp Black Friday Sale
During this DataCamp Black Friday, you can access the top-rated courses with a 50% discount. Enroll now for way less!
Vậy rốt cuộc, nhà phát triển front end và back end và trách nhiệm của mỗi vị trí là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ!
Khi so sánh front end và back end, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu cơ bản front end và back end là gì và mỗi nhà phát triển làm với chúng. Điều đó không khó vì hai chuyên ngành này có sự khác biệt rõ ràng mặc dù là một phần của cùng một lĩnh vực.
Các trang web hoạt động như thế nào?
Để giải thích cách các trang web hoạt động, hãy sử dụng một trang web thực sự phổ biến làm ví dụ. Amazon.com là một trang web hoàn hảo để làm việc này.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một người dùng muốn mua một cuốn sách mới. Bạn thấy thanh Tìm kiếm, nhập tiêu đề của cuốn sách mình muốn, nhấp vào biểu tượng kính lúp và nhận danh sách.
Sau đó, nhấp vào sản phẩm bạn muốn, mở trang của sản phẩm đó ra, nhấp vào mua, nhập thông tin của bạn, chọn phương thức giao hàng và thoát phiên.
Nghe thì có vẻ đơn giản phải không nào? Nhưng thực chất thì nó lại phức tạp hơn nhiều so với vẻ ngoài của nó.
Vậy những front end developer và back end developer đã thực hiện điều gì?
Mọi thứ bạn thấy trên Amazon được xây dựng bởi các front end developer. Các nút, danh sách sản phẩm, trang sản phẩm, trang thanh toán và mọi thứ.
Nhưng
Tất cả các yếu tố này hoạt động được là do các back end developer xây dựng. Bạn sử dụng thanh tìm kiếm được tạo bởi những front end developer nhưng kết quả xuất hiện lại được tạo bằng thuật toán tìm kiếm mà người dùng tìm, từ cơ sở dữ liệu được duy trì bởi back end developer.
Khi cố gắng làm một trang web hoạt động thì nó không phải là nhiệm vụ riêng của những nhà phát triển front end và back end mà họ phải làm việc kết hợp cùng nhau.
Về cơ bản, các front end developer thực hiện mọi thứ được tạo trong trình duyệt web của bạn hoặc phía máy khách. Mặt khác, các back end developer lại tạo ra các hệ thống phía máy chủ, làm cho mọi thứ ở giao diện xây dựng ra hoạt động được.
Với sự giải thích như vậy, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được cơ bản front end và back end là gì? và nhiệm vụ của từng nhà phát triển đối với chúng.
Một ngày làm việc của front end developer
Chắc hẳn là bạn sẽ quan tâm đến cuộc sống một ngày của nhà phát triển front end và back end hơn là những vấn đề của họ.
Hãy giả sử rằng bạn là một front end developer tại Công ty X, có cửa hàng ván trượt trực tuyến của riêng mình.
Công ty này có một nhóm các nhà thiết kế UI/UX (User Interface/User experience), những nhà phát triển front end và back end và quản trị viên hệ thống.
Nếu bạn thuộc về phía front end thì ngày của bạn sẽ bắt đầu vào lúc 9 giờ sáng. Bạn sẽ đến làm việc, pha cà phê và đến họp với các nhà thiết kế web để thảo luận về ý tưởng mới nhất về giao diện mới và sự cải thiện của trang web.
Nếu nó được chấp thuận thì bạn sẽ phải xây dựng lại 60% giao diện của trang web. Tuy nhiên, khi họ trình bày thiết kế mới thì đó là một điều đáng để hào hứng.
Một thiết kế mới hoàn toàn đáp ứng được mong đợi (một tính năng mà trang web cần mãi mãi), trông đẹp hơn những gì bạn từng thấy. Nó chứa đầy hình ảnh động, hình ảnh thị sai (parallax). Đó sẽ là một thách thức để có thể xây dựng được.
Hiện tại thì đó vẫn là viễn cảnh trong tương lai. Trên thực tế, có lẽ bạn sẽ khó chịu vì phiên bản trước hoạt động tốt, nhìn ổn và thiết kế lại mới này sẽ làm tốn cả tháng làm làm việc của bạn. Và lập trình viên thường không thích những công việc không cần thiết cho lắm.
Một ngày làm việc của back end developer
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét vấn đề của nhà phát triển front end và back end từ phía khác. Hãy tưởng tượng rằng bạn là một back end developer trong cùng một công ty với front end developer. Một ngày của bạn bắt đầu cùng một lúc, pha một tách cà phê và sau đó đi đến một cuộc họp với CTO (Chief Technology Officer - Giám đốc công nghê) của công ty.
Giám đốc nói rằng trang web của đối thủ cạnh tranh chính với công ty mình có kết quả tìm kiếm chính xác hơn và trang web của họ tải nhanh hơn nhiều. Sau đó, bạn thảo luận về vấn đề này và quyết định việc cải thiện thuật toán tìm kiếm, hợp lý hóa các quy trình máy chủ để cải thiện tốc độ tải là điều cần phải làm.
Bây giờ, bạn sẽ phải làm việc với hệ thống máy chủ và bắt đầu tìm ra cách làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn. Nó sẽ không dễ dàng nhưng bạn cần phải kiên trì và quyết tâm. Đó sẽ như là những vấn đề đánh đố liên quan đến sự thành công của công ty mà bạn cần phải giải quyết.
Vào bữa trưa, bạn sẽ nghe về một bản cải tiến sắp tới của thiết kế trang web. Bạn đề nghị rằng tất cả các hình ảnh cần được tối ưu hóa đúng cách nhưng đừng quan tâm đến nó quá nhiều. Miễn là nó không cản trở tới việc làm cho trang web nhanh hơn là được.
Những công nghệ bạn cần biết
Như chúng ta đã tìm ra, đó không phải là trách nhiệm riêng nhà phát triển front end hay back end. Mà cả hai chuyên gia cần phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau, làm cho trang web hoạt động trên máy khách và máy chủ tương ứng với nhau.
Với một ngoại lệ duy nhất, đó là sự khác biệt rõ ràng về các công cụ và công nghệ mà họ sẽ sử dụng để làm cho nó hoạt động.
Hộp công cụ Front end
Đầu tiên, chúng ta hãy tiếp tục những vấn đề front end dành cho nhà phát triển front end và back end.
Công cụ chính và hỗ trợ của một front end developer là HTML (HyperText Markup Language), CSS (Cascading Style Sheets) và JavaScript. HTML là một ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để xây dựng khung của trang web. CSS là một cách để cho trình duyệt biết mọi thứ trông như thế nào, tạo kiểu cho nó. JavaScript được sử dụng để thêm hình ảnh động, chuyển tiếp và chức năng cho các yếu tố trên màn hình.
Mặc dù bạn có thể xây dựng một trang web chỉ bằng HTML, CSS và JavaScript, nhưng chúng sẽ có những việc không cần thiết cho một nhà front end developer có kinh nghiệm.
Để giúp xây dựng trang web, có các thư viện và khung như Angular.js, React.js, BootStrap, v.v., giúp hợp lý hóa quy trình và cho phép sử dụng lại các công cụ có sẵn để sử dụng.
Như đã nói, bạn nên tạo mọi thứ từ đầu trước khi sử dụng các thư viện và khung cho dễ dàng hơn, ít nhất là trong khi bạn vẫn đang học. Các thư viện và khung này sẽ là sự hạn chế về học cách xoay JavaScript để làm những gì bạn muốn.
Nếu bạn không sử dụng sự hỗ trợ khi mới bắt đầu, bạn sẽ học được nhiều hơn. Thư viện và các khung có thể là sự hạn chế như một cái nạng, chỉ làm cho người mới học coding mạnh hơn trong khi lại biến các nhà phát triển mạnh thành những con quỷ tốc độ (chỉ quan tâm đến tốc độ). Trong chiến đấu, tốt hơn là vừa mạnh vừa nhanh. Điều đó cũng tương tự khi phát triển web.
Như đã nói, thiết kế cửa hàng ván trượt của Công ty X cực kỳ lạ mắt, sẽ có rất nhiều kịch bản tùy chỉnh được đòi hỏi để làm cho tất cả hoạt động chính xác. Là một front end developer có kinh nghiệm, nên chú ý để tiết kiệm thời gian quý báu của mình và sử dụng các thư viện như React.js và các khung như Angular.js sao cho hợp lý.
Hộp công cụ Back end
Các công cụ mà các front end developer sử dụng tương đối đơn giản. Đó không như trường hợp của hộp công cụ back end dành cho nhà phát triển front end và back end.
Ngôn ngữ lập trình máy chủ
Sự lựa chọn giữa các ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu của dự án và kiến thức của bạn. Có một số ngôn ngữ lập trình phía máy chủ phổ biến, như PHP (Personal Home Page), JavaScript được sử dụng trong môi trường thời gian chạy Node.js với khung Express, Python, Ruby, C #, Java và các ngôn ngữ khác.
Các công nghệ ngoại vi được sử dụng ở back end cũng có thể xác định ngôn ngữ bạn sẽ sử dụng. Ví dụ: nếu trang web của bạn được xây dựng trên Symfony hoặc Laravel, gần như sẽ bị buộc phải sử dụng PHP để viết code. Đối với khung Django, Python sẽ có ý nghĩa hơn, trong khi sử dụng khung Express sẽ buộc phải vào Node.js.
Cơ sở dữ liệu
Có hai loại cơ sở dữ liệu chính, quan hệ và phi quan hệ. Lựa chọn loại cơ sở dữ liệu sẽ xác định hệ thống cơ sở dữ liệu nào mà dự án của bạn sẽ sử dụng và thậm chí ngôn ngữ lập trình mà toàn bộ dự án sẽ được coding trong đó.
Có một số hệ thống cơ sở dữ liệu phổ biến, như MongoDB, MySQL, Oracle, Redis và các hệ thống khác.
Chuyên ngành khác nhau cho những đam mê khác nhau
Ngoài các công nghệ liên quan và các trách nhiệm khác nhau, lựa chọn nhà phát triển front end và back end có thể dựa trên sự phù hợp với tính cách của bạn.
Nếu bạn quan trọng tính thẩm mỹ thì hãy nên chọn phát triển front end là sự nghiệp của mình. Công việc chính của bạn sẽ là làm cho mọi thứ mà người dùng nhìn thấy trên giao diện của một trang web trông thật bắt mắt và thoải mái khi sử dụng.
Một front end developer tuyệt vời sẽ có thể hiểu và tham gia vào design-fu.
Vậy Design-fu là gì? Đó là biến thể Kung-Fu thế kỷ 21, nơi các nhà thiết kế lấy một tài liệu trống và tạo ra một trang web đẹp.
Thông thường, phát triển web front end là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đôi khi muốn trở thành nhà thiết kế nhưng lại không bao giờ học vẽ cả.
Mặt khác, phát triển back end hoàn toàn khác. Điều duy nhất mà các back end developer quan tâm khi nói đến thẩm mỹ là viết mã code sạch. Thậm chí điều đó có thể bị bỏ qua khi phải đối mặt với deadline.
Các thuật toán phù hợp, những giải pháp thông minh cho các vấn đề khó là những gì mà những back end developer quan tâm đến.
Chắc hẳn bạn sẽ thấy chúng tôi phần nào có sự ấn tượng hơn, vượt trội hơn khi nói về những back end developer.
Tuy nhiên chúng tôi không thiên về trường hợp nào cả. Hai ngành là như nhau vì chúng yêu cầu kỹ năng chuyên môn và sự ưu tiên khác nhau.
Một số người có tài năng thiên bẩm về các công cụ trực quan trên mạng, trong khi những người khác thích nghiên cứu cách mọi thứ hoạt động. Đừng chọn chuyên môn theo những gì người khác cho là hay hơn, đó sẽ là một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải!
Chọn công việc mà bạn cảm thấy thích thú. Cho dù điều đó không giúp gì cho sự phát triển của bạn lắm, tuy nhiên nó vẫn tốt cho bạn! Vì sẽ chẳng có gì tệ hơn là dành cả ngày để làm những việc bạn ghét, ngay cả khi bạn kiếm được tiền với công việc đó.
Mức lương của nhà phát triển front end và back end
Mặc dù cả hai loại nhà phát triển web đều được trả thù lao xứng đáng khi so sánh với mức trung bình quốc gia trên toàn thế giới, sự lựa chọn của bạn vẫn có thể phụ thuộc vào những gì bạn mong đợi trong cả hai chuyên ngành.
Chúng tôi sẽ xem xét mức lương trung bình của nhà phát triển front end và back end ở một số quốc gia khác nhau. Nếu quan tâm đến mức lương được nhận hơn thì sự so sánh này sẽ giúp bạn lựa chọn được chuyên môn của mình.
Mức lương của front end developer
Theo Glassdoor.com, mức lương trung bình của front end developer ở thành phố New York là 111.728 đô la, cao hơn 20% so với mức trung bình quốc gia. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế rằng Thành phố New York là một đô thị với có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới và một hệ sinh thái kinh doanh vô cùng phát triển.
Tại London, Vương quốc Anh, mức lương trung bình hàng năm cho các front end developer là khoảng 52.000 đô la, cao hơn 22% so với mức trung bình quốc gia, theo glassdoor.com. Đây là một mức không được cao so với những gì mong đợi ở New York, trong khi chi phí sinh hoạt là tương tự.
Ở Ấn Độ, mức lương trung bình hàng năm cho các nhà phát triển phần mềm front end là khoảng 5.000 đô la. Mức lương này có thể thấy là không cao như so với ở New York, nhưng chi phí sinh hoạt ở Ấn Độ thì không thể so sánh được với những gì ở New York!
Mức lương của back end developer
Ở New York, một back end developer trung bình có thể kiếm được khoảng 133.182 đô la, cao hơn 17% so với mức trung bình quốc gia. Như bạn có thể nhận thấy, đó là một mức lương tốt hơn so với mức lương của front end developer trong cùng thành phố.
Tại London, mức lương dành cho các back end developer lên tới 74.000 USD, cao hơn 32% so với mức trung bình quốc gia. Ở Ấn Độ, mức lương cũng có thể cao đến mức đáng mong đợi như với vị trí front end developer.
Bạn có biết?
Bạn đã bao giờ băn khoăn nền tảng học online nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn chưa?
Lời kết luận
Đối với mức lương, cuộc tranh luận giữa nhà phát triển front end và back end đứng về phía của vị trí back end developer. Các back end developer có mức thu nhập cao hơn so với front end developer.
Nhưng tại sao lại như vậy?
Bởi vì công việc back end cần phải gánh nhiều trách nhiệm hơn. Một sai lầm của back end developer có thể khiến công ty phải trả giá đắt hơn nhiều so với sai lầm trên cùng một quy mô, được thực hiện bởi front end developer.
Nếu một back end developer để lại một lỗ hổng nghiêm trọng trong mã code của anh ta, toàn bộ trang web có thể bị sập, bị hack, bị khai thác bởi những kẻ lừa đảo. Nếu một front end developer dùng mắc lỗi thì sẽ không phải là những lỗi nghiêm trọng về phía máy chủ của trang web.
- Dễ sử dụng
- Cung cấp nội dung chất lượng
- Minh bạch giá cả
- Chứng chỉ miễn phí sau hoàn thành
- Tập trung vào các kỹ năng khoa học dữ liệu
- Thời gian học tập linh hoạt
- Thiết kế đơn giản (không có thông tin không cần thiết)
- Khóa học chất lượng cao (ngay cả khóa miễn phí)
- Đa dạng tính năng
- Chương trình nanodegree
- Phù hợp với doanh nghiệp
- Chứng chỉ hoàn thành trả phí
- Được tạo dựng tốt trong ngành
- Đa dạng các tính năng để lựa chọn
- Các khóa học trình độ đại học
- Các khóa học trình độ đại học
- Phù hợp với doanh nghiệp
- Trả phí cho chứng chỉ hoàn thành
Vậy thì tôi nên chọn nghề nào?
Hy vọng rằng, bạn đã có sự suy nghĩ, suy xét tốt hơn sau khi bàn luận về nhà phát triển front end và back end trong hướng dẫn tìm hiểu về front end và back end là gì này.
Nếu bạn quan tâm đến tính thẩm mỹ hơn các thuật toán khó và thiết lập các hệ thống phức tạp thì nên đi theo con đường của một front end developer.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là dễ dàng để trở thành một front end developer. Để trở thành một nhà phát triển tuyệt vời thì bạn sẽ cần phải thực thành thạo với nhiều thư viện và các framework và sẽ mất nhiều thời gian để lĩnh hội đủ kiến thức cho việc đóng góp vào các dự án tiên tiến.
Mặt khác, các back end developer sẽ có thể dễ dàng hơn một chút khi mới bắt đầu. Bởi vì họ biết được những gì cần phải học từ đó mà việc học cũng sẽ nhẹ nhàng hơn một chút. Những lĩnh vực của các back end developer thường có tính chuyên sâu và hẹp, trong khi đó một front end developer cần biết mọi thứ liên quan đến HTML, CSS và JavaScript.
Cuối cùng, giữa vị trí nhà phát triển front end và back end sau khi đã được so sánh theo những tiêu chí rõ ràng trong hướng dẫn này thì việc chọn lựa sẽ phụ thuộc vào bạn.