Phát triển web có biệt ngữ của nó, giống như mọi ngành công nghiệp khác trên thế giới. Thuật ngữ full-stack developer được thảo luận rất nhiều khi chủ đề là tạo trang web. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giải thích full stack developer là gì và làm thế nào để trở thành một full-stack developer. Nó sẽ không dễ dàng để hiểu nhưng rất đáng để bạn bỏ thời gian đọc.
Mục lục
- 1. Full stack developer là gì?
- 2. Những điều khiến một front end developer phải đau đầu
- 2.1. Trách nhiệm với vị trí là front end developer?
- 2.2. Những công cụ mà front end developer thường sử dụng?
- 3. Những người không quan tâm đến việc trang web trông như thế nào
- 3.1. Các nhà phát triển back end làm gì?
- 3.2. Các nhà phát triển back-end cần biết điều gì?
- 4. Kết hợp tất cả lại với nhau...
- 4.1. Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp ở vị trí full-stack developer?
- 5. Mức lương
Full stack developer là gì?
Để giúp bạn biết full stack developer là gì, trước tiên chúng tôi sẽ hướng dẫn qua chu trình phát triển trang web. Bất kỳ trang web nào cũng bắt đầu với một ý tưởng, định hướng nên làm. Các kỹ sư hệ thống và nhà phát triển kinh doanh sẽ tìm ra chức năng mà nó sẽ cần.
Ưu đãi mới nhất đang hoạt động ngay bây giờ:Follow the Datacamp promo code link & get an exclusive 25% OFF Datacamp subscriptions. Act now while the offer is still available!
Sau đó, những người thiết kế kết hợp với các chuyên gia UX/UI (User Experience and User Interface - Trải nghiệm người dùng và Giao diện người dùng) để tìm ra những gì người dùng sẽ thấy khi duyệt một trang web hoàn thành. Một khi các nhà thiết kế web đã hoàn thành bản mô phỏng trang web thì sẽ đến việc bắt đầu coding.
Những người có kinh nghiệm với các ngôn ngữ tạo trang web như HTML, CSS và JavaScript sẽ chuyển những ý tưởng, bản phác thảo của những nhà thiết kế web thành thực tế. Các nhà phát triển phần mềm khác sẽ hoàn thành các phần thiết yếu còn lại của mục tiêu tổng thể, tạo ra các hệ thống, điều này sẽ khiến trang web có những chức năng nó cần làm.
Vậy một full stack developer là gì? Đó là người có thể làm được nhiều công việc khác nhau như có thể đảm nhiệm được cả front-end và back-end, nhưng lại không quá thành thạo về một chuyên ngành đủ để chuyên môn hóa.
Những điều khiến một front end developer phải đau đầu
Chúng ta hãy bắt đầu thảo luận về một full stack developer từ phía phía giao diện. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung mỗi chuyên ngành làm gì với nền tảng hoàn toàn quen thuộc mà chúng ta đều thấy khi mở một trang web.
Để rõ ràng, hãy ví dụ về một startup mới và thú vị như PinkFluffyCrocs, LLC. Công ty đó quyết định làm một cửa hàng trực tuyến bán những bức tượng cá sấu màu hồng và có lông mịn.
Trách nhiệm với vị trí là front end developer?
Mặc dù không trực tiếp giải thích full stack developer là gì, nhưng phần này sẽ giúp bạn hiểu được một phần cuộc sống của full stack web developer là như thế nào.
Như chúng ta đã đề cập trước đó, mọi thứ mà người dùng nhìn thấy khi truy cập trang web là công việc, bổn phận của các front end developer. Mỗi hình ảnh, quá trình chuyển đổi, nút, đoạn văn bản và video bạn nhìn thấy trên một trang web trước tiên được hình dung bởi một nhà thiết kế trang web và sau đó front end developer sẽ tạo ra chúng.
Các front end developer chịu trách nhiệm xây dựng khung của trang web, làm cho nó trở nên đẹp và đảm bảo rằng tất cả các yếu tố khác nhau bạn có thể tương tác thực hiện được những chức năng gì và với cách nào.
Nhà phát triển front end sẽ coding bố cục trang web Pinkfluffycrocs.com. Họ sẽ xác định hình ảnh của sản phẩm ở đâu và trông như thế nào, giá cả ở đâu, thấy được gì tiếp theo khi nhấp vào nút KIỂM TRA. Họ sẽ đảm bảo rằng bạn nhập một địa chỉ email chính xác khi đăng ký và còn nhiều thứ khác. Hy vọng, bạn hiểu được bổn phận của vị trí công việc này trong quá trình tìm hiểu full stack developer là gì.
Những công cụ mà front end developer thường sử dụng?
Các nhà phát triển front end chuyên nghiệp phải là những bậc thầy về HTML, CSS và JavaScript ở mức tối thiểu, mặc dù còn có nhiều công nghệ hơn để sử dụng. Điều đó sẽ phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu thị trường.
Với ba công cụ này, một nhà phát triển có thể tạo ra một trang web tuyệt vời nhưng sẽ mất nhiều thời gian vì sẽ phải viết mọi thứ từ đầu. Điều này sẽ đòi hỏi các thư viện và khung framework JavaScript.
Thực sự thật mà nói, lập trình viên là những người lười biếng nhưng theo cách thông minh.
Tại sao lại cứ phải gõ một đống thứ đó nếu chỉ cần nhấn TAB cho trình soạn thảo văn bản để hoàn thành một cách tự động?
Tại sao phải viết một đống thứ từ đầu trong khi đã có những thứ hoàn toàn tốt mà bạn đang tìm kiếm được viết trong thư viện và chỉ phải sửa đổi sao cho phù hợp mà thôi?
Đó chính là lúc mà bạn nên cần tới các thư viện và khung framework JavaScript. JQuery, React.js, Angular.js và Vue.js là những thư viện phổ biến nhất.
Mặc dù, theo lý thuyết thì bạn sẽ phải thành thạo một chút về tất cả chúng, nhưng chọn một hoặc hai thư viện để học thành thạo đã là tốt rồi.
Một số nền tảng như jQuery đã có từ lâu. Nó đáng để học ít nhất là những điều cơ bản vì bạn có thể phải sử dụng nó trong tương lai.
React.js là một thư viện JavaScript được tạo bởi Facebook. React sử dụng cú pháp JavaScript XML, trông giống như HTML. Đó là một phần của MERN stack.
Mặt khác, Angular.js được phát triển bởi Google và sử dụng TypeScript, là ngôn ngữ lập trình được duy trì bởi Microsoft, được thiết kế để hoạt động với JavaScript. Đó là một phần của MEAN stack.
Vue.js (phát âm là View) là một khung framework JavaScript được phát triển bởi Evan You, một cựu nhân viên của Google, người đã quyết định thử và cải thiện Angular.js bằng cách lấy các phần mình thích và làm cho toàn bộ framework nhẹ hơn. Đó là một phần của MEVN stack.
Vậy, một full stack developer là gì khi so với một nhà phát triển front end? Đó là người hiểu tất cả các ngôn ngữ và công nghệ ở trên. Một full-stack web developer biết cách sử dụng chúng và có thể làm hầu hết mọi thứ cần thiết cho mình, nhưng các nhà phát triển front end thuần túy có thể tiến sâu hơn và sẽ là người thực sự tạo ra những điều kỳ diệu xảy ra ở front end.
Những người không quan tâm đến việc trang web trông như thế nào
Đừng hiểu sai ý tôi, các nhà phát triển back-end thường cố gắng đảm bảo cho mã code của họ gọn gàng và dễ đọc. Mã code lộn xộn là một dấu hiệu của một lập trình viên cẩu thả.
Nhưng.
Mặc dù các front end developer làm tất cả về những gì người dùng nhìn thấy, những nhà phát triển back-end ít được quan tâm hơn vì người dùng không thấy được những gì họ làm. Trừ khi toàn bộ trang web ngừng hoạt động hoặc đơn đặt hàng về cá sấu lông hồng phiên bản đặc biệt gặp lỗi.
Các nhà phát triển back end làm gì?
Đây là phần nhiệm vụ thứ hai của một full stack developer. Để hiểu full stack developer là gì thì bạn cần phải hiểu được công việc của một nhà phát triển back end. Back end developer là một phần công việc mà một full-stack developer làm. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu bạn chuyên phát triển back end?
Nói tóm lại, họ làm ở phía máy chủ của trang web mà họ đang phát triển. Công việc của họ là đảm bảo cho trang web hoạt động thực sự. Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ của trang Pinkfluffycrocs.com.
Bạn tìm thấy tượng cá sấu mà mình muốn. Bạn thấy có một con trong kho. Làm thế nào để trang web biết? Có một cơ sở dữ liệu trên máy chủ, back end developer sẽ đảm bảo thông tin số lượng chính xác và luôn được cập nhật. Họ cũng thực hiện việc cập nhật thông tin rằng nếu bạn không ở trang web khoảng 10 phút, có một người khác đã mua con cuối cùng đó và sau khi bạn làm mới trang lúc quay lại, sản phẩm sẽ hiển thị hết hàng ngay lúc đó.
Khi bạn đăng nhập, các quy trình mà back-end developer tạo ra đảm bảo rằng tài khoản của bạn là chính xác. Hãy nghĩ về nó như thế này, một frond-end developer điều khiển mọi thứ đang diễn ra trong trình duyệt. Các back-end developer kiểm soát mọi thứ đang xảy ra trên máy chủ. Cả hai phải kết hợp tốt với nhau để đảm bảo rằng mọi thứ đều hoạt động như mong muốn.
Các nhà phát triển back-end cần biết điều gì?
Giống như trong trường hợp của một nhà phát triển front end, một nhà phát triển back end nên thành thạo nhiều thứ khác nhau. Là nhà phát triển back end, bạn sẽ cần coding các hành động phía máy chủ bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, node.js hoặc thậm chí Python, tùy thuộc vào công ty làm việc và cách thức thực hiện.
Bạn cũng sẽ cần biết một số loại framework ứng dụng web như Express.js, Laravel hoặc Ruby on Rails.
Cơ sở dữ liệu là một điều nữa mà bạn sẽ làm việc nhiều ở vị trí là back end developer. Tại sao cần cơ sở dữ liệu? Làm thế nào khác để thông tin được lưu giữ?
Giả sử người dùng tạo một tài khoản trên Pinkfluffycrocs.com. Làm thế nào để biết họ nhập đúng thông tin đăng nhập và kiểm tra xem liệu có người dùng với những thông tin này mà không lưu tất cả trong cơ sở dữ liệu? Làm thế nào có thể kiểm tra liệu bạn có phiên bản đặc biệt Pink Fluffy Croc với Blue Eyes And Leather Jacket trong kho mà không cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu (cái mà bạn thiết lập mặt sau để liên tục kiểm tra)? Cơ sở dữ liệu, cho dù là bạn yêu chúng hay ghét chúng thì chúng vẫn luôn luôn cần thiết.
Bạn cũng sẽ cần có hiểu biết cơ bản về phát triển front end và cấu hình máy chủ, nhưng bạn sẽ không phải làm nhiều với những điều này.
Để lập trình phía máy chủ, bạn sẽ phải biết một ngôn ngữ coding phù hợp, như Node.js, PHP hoặc có thể là Python. Đối với cơ sở dữ liệu, ba loại tùy chọn phổ biến nhất là MongoDB, MySQL và Oracle.
Vậy, full stack developer là gì? Đó là người có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết ở back end và có thể giúp đỡ khi các nhà phát triển front end cần. Mặc dù vậy, một full stack web developer hiếm khi thành thạo các nhiệm vụ này như một chuyên gia. Vì phát triển web là một lĩnh vực quá phong phú.
Kết hợp tất cả lại với nhau...
Full stack developer là gì? Đó là một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc, nhưng lại không quá chuyên biệt với lĩnh vực nào. Đó là người có thể giúp những nhà phát triển front end với thứ React.js để kịp thời gian, sau đó sẽ giúp những back end developer thoát ra những vướng mắc của họ.
Điều này nghe có vẻ tuyệt vời nhưng có một nhược điểm khi trở thành một full stack web developer.
Lập trình là một môn học vô cùng phức tạp. Để học và trở thành một nhà phát triển front end, bạn cần phải trải qua nhiều năm làm việc chăm chỉ với sai lầm và nhầm lẫn. Đó cũng giống với việc trở thành một nhà phát triển back end.
Vậy bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để trở thành một full-stack developer. Thậm chí, sẽ luôn có những nhà phát triển front end trong công ty biết React.js tốt hơn bạn hoặc những người làm việc với Node.js, cái mà một full-stack developer thậm chí không thể hiểu được.
Khi đã hiểu full stack developer là gì rồi, nếu bạn có ý định theo đuổi một con đường chuyên biệt thì không nên trở thành một full stack developer. Tuy nhiên, nếu cảm thấy thoải mái khi chỉ cần biết, cần tìm tòi và biết cách thực hiện nhiều điều một chút thôi thay vì thành thạo chuyên sâu thì full-stack developer là con đường cho bạn. Vậy, định hướng nghề nghiệp trở thành full-stack developer sẽ là thiên đường hay địa ngục đối với bạn?
- Dễ sử dụng
- Cung cấp nội dung chất lượng
- Minh bạch giá cả
- Chứng chỉ miễn phí sau hoàn thành
- Tập trung vào các kỹ năng khoa học dữ liệu
- Thời gian học tập linh hoạt
- Thiết kế đơn giản (không có thông tin không cần thiết)
- Khóa học chất lượng cao (ngay cả khóa miễn phí)
- Đa dạng tính năng
- Chương trình nanodegree
- Phù hợp với doanh nghiệp
- Chứng chỉ hoàn thành trả phí
- Được tạo dựng tốt trong ngành
- Đa dạng các tính năng để lựa chọn
- Các khóa học trình độ đại học
- Các khóa học trình độ đại học
- Phù hợp với doanh nghiệp
- Trả phí cho chứng chỉ hoàn thành
Làm thế nào để bắt đầu sự nghiệp ở vị trí full-stack developer?
Giả sử bạn là một người chưa từng viết một dòng mã code nào nhưng lại thấy thế giới lập trình này thật hấp dẫn.
Bây giờ, chúng tôi sẽ nói đến tất cả mọi thứ cần để trở thành một full-stack developer sau khi bạn đã hiểu được phần nào full-stack web developer là gì.
Điều đầu tiên bạn nên làm trên con đường trở thành full-stack developer là thành thạo HTML và CSS. Tất cả mọi thứ trong sự nghiệp full-stack được xây dựng trên hai điều này, giống như một trang web.
Sau đó, có hai cách có thể tiếp cận mục tiêu. Chọn học bắt đầu từ back end đến front end hoặc từ front end đến back end. Xem như bạn vừa học xong mọi thứ cần biết về HTML và CSS, việc bắt đầu từ front end đến back end có vẻ là một cách tốt hơn.
Tiếp theo, nên tìm hiểu full stack web developer là gì. Điều này sẽ phụ thuộc vào solution stack phát triển web mà bạn muốn theo đuổi.
Solution stack là sự kết hợp của các công nghệ thường được sử dụng cùng nhau.Nên dành thời gian để phân tích sự kết hợp các kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất trong thị trường việc làm trong khu vực của bạn và bắt đầu học tất cả các kỹ năng đó.
Để bắt đầu, bạn có thể xem xét việc học MERN stack vì tất cả được xây dựng trên JavaScript và hoạt động trơn tru.
Chúng tôi đã đề cập đến những gì có trong MERN stack rồi, nhưng tóm tắt lại như sau:
M - MongoDB, chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu trong bộ kỹ năng.
E - Express.js, framework máy chủ, được thiết kế để sử dụng với Node.js.
R - React.js, thư viện và khung framework front end của Facebook, sử dụng JavaScript.
N - Node.js, một môi trường thời gian chạy, cho phép sử dụng JavaScript, một ngôn ngữ thông thường tập trung ở front end, để lập trình back end.
Trước tiên, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung hoàn toàn vào các công cụ dựa trên JavaScript vì sử dụng cùng một ngôn ngữ càng nhiều sẽ càng thúc đẩy sự phát triển của bạn.
Ngoài ra, bạn nên có thời gian học làm mọi thứ trong Node.js mà không cần các khái niệm định sẵn từ cách học các ngôn ngữ back end khác như PHP hoặc Python.
Tại sao chúng tôi lại nói vậy?
Ví dụ, một số người học Node.js với nền tảng về Python nói rằng thật khó để điều hòa khi sử dụng ngôn ngữ front end cho các tác vụ back end.
Như đã nói, Node.js có thể là một thách thức trong con đường nghiên cứu và học tập. Bạn có thể hiểu được và sử dụng nó nếu kiên trì.
Sau khi thành thạo về MongoDB, Express, React và Node, bạn nên bắt đầu tạo hồ sơ cá nhân và tìm kiếm các vị trí Junior full stack web developer. Bạn có thể chọn một công việc tự do một chút để có được thêm một số kinh nghiệm.
Không bao giờ được quá hài lòng với thành tích của bạn và không nỗ lực làm điều gì khác. Ngay cả đang ở trình độ Senior của vị trí nhà phát triển MERN, bạn vẫn nên cố gắng nâng cao chuyên môn, đào sâu vào các công cụ liên quan đến MERN.
Đây là lúc cần học cách điều chỉnh kiến thức tổng thể để làm việc với các công cụ khác, như MySQL, Angular.js (bạn sẽ cần học TypeScript), Vue.js.
Ngoài ra, học cách làm việc với PHP, Python và bất cứ thứ gì khác được sử dụng rộng rãi ở mức phát triển web cao nhất.
Bạn học full stack càng sâu, nắm càng rõ full stack developer là gì, thì bạn sẽ càng trở thành full stack developer tốt hơn.
Các nhà phát triển phần mềm không bao giờ đạt đến điểm với câu nói, “tôi không còn gì để học. Tôi đã học xong hết rồi.”
Đây là một công việc liên tục phải tránh sự nhầm lẫn và thiếu hiểu biết. Cảm giác bối rối và bùng phát của Hội chứng ‘Kẻ mạo danh’ (là một hội chứng tâm lý gặp ở những người luôn có mô thức nghi ngờ những thành quả mình đạt được) không phải là sự thác loạn trong cuộc sống của một nhà phát triển web, đó là trạng thái bình thường.
Full-stack web developer là gì? Đó là người dũng cảm quyết tâm học mọi thứ cần biết về phát triển web bất chấp những nhiệm vụ đó không thể thực hiện được. Làm thế nào để trở thành full-stack web developer? Hãy bắt đầu từ việc học một cách thông minh và không bao giờ bỏ cuộc.
Hãy thử thực hiện một thử thách. Nếu bạn quản lý việc học để hiểu rõ full-stack web developer là gì, thực hành để trở thành một nhà full stack web developer trong một năm, chúng tôi sẽ vô cùng tự hào về bạn. Nhưng hãy chú ý vì điều đó có thể nhưng cực kỳ khó khăn. Bạn dám nhận thử thách này chứ?
Bạn có biết?
Bạn đã bao giờ băn khoăn nền tảng học online nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn chưa?
Mức lương
Như bạn thấy, trở thành một full stack developer ngay từ đầu khi bạn còn chưa hiểu rõ full stack developer là gì là vô cùng khó khăn. Sẽ là một thách thức nhưng sẽ dễ dàng hơn một chút nếu bạn có kinh nghiệm làm việc về front hoặc back end.
Vậy có đáng để đặt nỗ lực vào việc trở thành một full stack developer hay không? Chúng ta hãy xem mức lương của full stack web developer trung bình ở Hoa Kỳ là bao nhiêu.
Theo indeed.com, mức lương của full-stack developer trung bình ở Hoa Kỳ là 112.527 đô la một năm. So sánh, nhà phát triển front end trung bình kiếm được 104,708 đô la một năm, trong khi các nhà phát triển back end kiếm được 121.086 đô la.
Số tiền đó gần với mức trung bình giữa mức lương của nhà phát triển front end và back end. Điều này là vì một full stack web developer không phải là người quá chuyên sâu cả front end và back end.
Mức lương của full-stack developer có thể mong đợi khi bắt đầu sự nghiệp là bao nhiêu? Có lẽ tốt hơn nếu hoàn toàn bắt đầu với front end. Nếu bắt đầu với vị trí là một nhà phát triển back end có lẽ vẫn sẽ được kiếm được mức lương cao hơn.
Nếu chưa từng coding trước khi bắt đầu hành trình lập trình thú vị này để học cách trở thành một full-stack developer, bạn chưa từng có một chuyên môn nào trước đó cũng như chưa hề hiểu full-stack web developer là gì. Như đã nói, có thể tốt hơn nếu chuyên về một trong hai lĩnh vực (front end hoặc back end) khi bắt đầu, hãy học chúng trong vài năm và sau đó trở thành full-stack web developer.