Trước khi bắt đầu học PHP, có lẽ bạn nên dành một chút thời gian lên kế hoạch tiếp cận việc học ngôn ngữ này.
Các nhà phát triển lập trình đã dành một thời lượng đáng kể để học PHP. Để trở thành một lập trình viên, bạn cần đảm bảo bạn có động lực làm điều tương tự, và lý tưởng nhất là học PHP nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn học chậm và không hiệu quả, bạn càng mất nhiều thời gian kiếm công việc phát triển PHP hoặc xây dựng ứng dụng mà bạn có ý tưởng.
Một hậu quả thậm chí tồi tệ hơn của cách tiếp cận việc học chậm và không hiệu quả là bạn sẽ dễ nản chí! Nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học Harvard và MIT cho thấy chỉ có 4% sinh viên đăng ký các khóa học trực tuyến hoàn thành chúng.
Vì vậy, làm thế nào tôi có thể giúp bạn tránh trở thành một trong số 96% những người từ bỏ?
Tôi đã tổng hợp một danh sách gồm 10 lời khuyên giúp bạn học PHP. Các bí kíp được liệt kê sau đây sẽ giúp bạn tiếp cận việc học lập trình PHP hiệu quả, giữ động lực và tránh một số khó khăn tiềm ẩn.
Mục lục
- 1. Bí kíp 1 – Tự tin với việc bạn muốn học PHP
- 2. Bí kíp 2 – Luôn có dự án trong đầu
- 3. Bí kíp 3 – Học HTML trước
- 4. Bí kíp 4 – Học chủ động
- 5. Bí kíp 5 – Đừng ngại việc phá hỏng mọi thứ
- 6. Bí kíp 6 – Bật tính năng báo cáo lỗi trong PHP.ini
- 7. Bí kíp 7 – Cẩn thận với cú pháp
- 8. Bí kíp 8 – Đảm bảo code có thể đọc được
- 9. Bí kíp 9 –Cố gắng tự giải quyết các vấn đề
- 10. Bí kíp 10 – Hiểu thuật ngữ
- 11. Kết luận
Bí kíp 1 – Tự tin với việc bạn muốn học PHP
Nếu bạn tiếp cận bài viết này với tư cách là người mới bắt đầu bước vào thế giới lập trình, có thể bạn chưa có sở thích mạnh mẽ về việc học bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Đây không hẳn là một vấn đề, nhưng nó có thể dẫn đến một vấn đề về sau mà bạn nhận ra có lẽ bạn phù hợp với một ngôn ngữ khác hơn ngôn ngữ mà bạn đã dành thời gian học.
Ưu đãi mới nhất đang hoạt động ngay bây giờ:Follow the Datacamp promo code link & get an exclusive 25% OFF Datacamp subscriptions. Act now while the offer is still available!
PHP là ngôn ngữ lập trình phía máy chủ thường được sử dụng trong phát triển web; Nếu bạn nhận ra bạn thực sự muốn làm việc tại Rockstar trong một vài tháng tới và giúp xây dựng phiên bản tiếp theo của Grand Theft Auto, thì bạn nên học một ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng trong phát triển trò chơi như C hoặc C ++.
Có rất nhiều lý do tuyệt vời để học PHP, bao gồm:
- Bạn muốn đưa các kỹ năng WordPress của mình lên một tầm cao mới. Tính đến tháng 9 năm 2018, có 7% tất cả các trang web sử dụng WordPress. Vì WordPress được cung cấp bởi PHP cho nên nó yêu cầu các kỹ năng PHP rất nhiều. Và nếu bạn muốn sử dụng các hệ thống quản lý nội dung khác, chẳng hạn như Joomla hoặc Drupal, bạn thật may mắn rằng chúng cũng được xây dựng bằng PHP.
- PHP tương đối dễ học so với các ngôn ngữ lập trình khác.
- Vì PHP có nguồn gốc từ web, bạn sẽ có thể đưa các dự án đơn giản lên mạng nhanh hơn rất nhiều và ít khó khăn hơn so với một số ngôn ngữ khác, nghĩa là bạn sẽ thấy kết quả của mình nhanh hơn nhiều so với việc học một ngôn ngữ khác.
Vì vậy, trước khi bắt đầu học PHP, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ những điều trên để cảm thấy tự tin hơn với lựa chọn học lập trình PHP theo nhu cầu của bạn.
Bí kíp 2 – Luôn có dự án trong đầu
Bạn quyết định học PHP, bây giờ, bạnj cần có mục tiêu trong tâm trí những gì bạn muốn làm với nó. Học PHP là một quá trình lâu dài và việc duy trì động lực sẽ dễ dàng hơn khi bạn có mục tiêu luôn thường trực trong tâm trí. Các khóa học trực tuyến, chẳng hạn như Học PHP online với BitDegree giúp cho quá trình học tập trở nên thú vị và tương tác bằng việc bạn xây dựng một dự án khi học các nguyên tắc PHP cơ bản.
Đây là một cách tuyệt vời để làm cho quá trình học tập trở nên thú vị và dễ hiểu, nhưng thậm chí tốt hơn là bạn nên có ý tưởng về dự án trong đầu. Nếu bạn luôn ghi nhớ dự án trong tâm trí, bạn sẽ có động lực lớn hơn để hiểu những gì bạn học và cách áp dụng chúng cho các dự án đó.
Bạn cần liên tục thực hành các kỹ năng PHP căn bản và thường cách dễ nhất là làm việc với chính dự án của mình. Bạn thậm chí còn có thể xây dựng các phiên bản khác nhau của dự án khi kỹ năng của bạn phát triển cao hơn. Ví dụ: ban đầu bạn có thể tạo một ứng dụng danh bạ đơn giản với chức năng cơ bản thêm và xóa liên hệ. Với kỹ năng nâng cao hơn, bạn có thể kết nối nó với cơ sở dữ liệu. Sau đó, bạn có thể thêm chức năng nâng cao hơn, trước khi đưa nó vào hoạt động và mời bạn bè gửi thông tin chi tiết của họ.
Ai mà biết được bạn có thể là chủ sở hữu của một trong những trang mạng xã hội lớn nhất thế giới kết nối hơn một tỷ người và tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu quảng cáo, phải không?
Bí kíp 3 – Học HTML trước
Mặc dù PHP là một lựa chọn ngôn ngữ lập trình đầu tiên khá tốt nhưng nó không nên là bước đầu tiên trong phát triển web.
Nếu bạn chưa bắt đầu học PHP, bạn cũng nên dành một chút thời gian để học HTML trước tiên. HTML là ngôn ngữ đánh dấu, thay vì ngôn ngữ lập trình, tạo nền tảng cho các trang web. Điều này có nghĩa là code mà bạn viết ra trình bày các yếu tố cơ bản của trang web, chẳng hạn như hình ảnh hoặc văn bản. Bạn không thể lập trình bất kỳ chức năng nào với ngôn ngữ đánh dấu, điều này giúp việc học trở nên tương đối đơn giản và tạo ra nhu cầu sử dụng ngôn ngữ như PHP cùng với HTML để làm cho các trang web năng động hơn.
Vì PHP thường được sử dụng để làm cho HTML động, HTML thường được thấy trong các tài liệu PHP. HTML không chỉ có mặt trong hầu hết các ứng dụng của PHP mà còn là một phần của nhiều hướng dẫn và bài học về phát triển PHP. Hầu hết các hướng dẫn này đơn giản mặc định là người học đã biết HTML.
Vì vậy, thay vì cảm thấy áp lực học cả hai cùng một lúc, hãy dành vài giờ để tìm hiểu những điều cơ bản về HTML. Học PHP sẽ mất vài tháng, nhưng với HTML, bạn chỉ cần dành vài giờ đồng hồ. Bạn có thể bắt đầu với Khóa học mã hóa HTML của BitDegree cho người mới bắt đầu, dự kiến kéo dài trong 51 phút!
Bí kíp 4 – Học chủ động
Một trong những cách tốt nhất để học PHP hiệu quả hơn là học chủ động hơn là thụ động. HỌc thụ động có nghĩa là chỉ cần xem / đọc / nghe và tiếp thu thông tin. Học chủ động có nghĩa là sử dụng những gì bạn học được cho một vấn đề hoặc dự án.
Các chuyên gia giáo dục dường như nhất trí với niềm tin rằng các chiến lược học tập chủ động tích cực sẽ tốt hơn các chiến lược thụ động. Vấn đề duy nhất là việc tạo ra trải nghiệm học tập tích cực thường khó hơn so với việc tạo ra trải nghiệm thụ động.
Khóa học Tìm hiểu PHP trực tuyến của BitDegree là một ví dụ tuyệt vời về trải nghiệm học chủ động. Để vượt qua từng bài học trong khóa học, bạn phải giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng những gì bạn vừa học được trong trình soạn thảo code.
Một ví dụ về trải nghiệm học tập thụ động là xem video YouTube của một người hướng dẫn qua trình chiếu giải thích các chức năng là gì. Kinh nghiệm học thụ động vẫn có thể hữu ích như việc người hướng dẫn có thể giải thích rõ ràng hơn về chức năng mà bạn đã từng nghe.
Lời khuyên của tôi là bạn không nhất thiết tránh hoàn toàn việc học thụ động nhưng cố gắng chủ động với những gì bạn học. Hãy lấy các ví dụ trong bài giảng và tự viết chúng ra, thực hiện các thay đổi và xem điều gì sẽ xảy ra.
Bí kíp 5 – Đừng ngại việc phá hỏng mọi thứ
Hãy cẩn thận với lời khuyên này. Nếu bạn đang làm việc trên một trang web trực tiếp, cố tình phá vỡ mọi thứ chưa hẳn là ý tưởng tốt nhất. Nếu bạn làm việc với WordPress, thông thường nên để các tệp PHP trong lõi WordPress một mình. Đừng phá vỡ chúng.
Nhưng trong các tệp dự án offline bạn tạo ra hoặc trong các tệp PHP trong các thư mục chủ đề WordPress, phá vỡ mọi thứ không phải là một ý tưởng tồi. Bạn sẽ học được rất nhiều từ việc đặt chúng trở lại với nhau.
Lời khuyên không có nghĩa bạn phải phá hỏng website của mình, mà là bạn không sợ nếu điều đó xảy ra. Những thứ đi sai hướng thông thường sẽ trở thành một kinh nghiệm học tập tuyệt vời. Vấn đề càng lớn, bạn càng nhớ các giải pháp đưa ra tốt hơn.
Đối với người mới bắt đầu, các trình soạn thảo code tương tác trong Khóa học tìm hiểu PHP trực tuyến của BitDegree là một môi trường tuyệt vời để thử nghiệm. Bạn có thể yên tâm rằng bất cứ điều gì bạn chỉnh sửa với code, bạn vẫn chưa thể đưa toàn bộ trang web BitDegree xuống để thử nghiệm.
Nếu bạn có một vài ý tưởng về cách giải quyết vấn đề và ý tưởng đầu tiên hiệu quả, hãy thử cả ý tưởng thứ hai, thay vì phát triển ý tưởng thứ nhất lên. Trong phát triển web, có nhiều cách để giải quyết vấn đề.
Bí kíp 6 – Bật tính năng báo cáo lỗi trong PHP.ini
Nếu bạn có ý định phá vỡ mọi thứ, hãy đảm bảo việc tính năng báo cáo lỗi được bật. Tính năng này có thể đã được bật mặc định nhưng trong một số trường hợp khi bạn phá vỡ ứng dụng PHP, tất cả những gì bạn sẽ thấy là một màn hình trống.
Để xem báo cáo lỗi, hãy chắc chắn bạn đã bật xử lý lỗi trong tệp php.ini của mình bằng cách sử dụng mã:
ini_set('display_startup_errors', 1);
ini_set('display_errors', 1);
error_reporting(-1);
Điều đó có nghĩa là khi bạn mắc lỗi nào đó trong mã của mình, một báo cáo lỗi như dưới đây (như việc dấu chấm phẩy bị thiếu) ít nhất sẽ phản hồi một thông báo hữu ích giúp bạn gỡ lỗi.
Bí kíp 7 – Cẩn thận với cú pháp
Trong cả đào tạo coding và cuộc sống với tư cách là một nhà phát triển chuyên nghiệp, bạn sẽ mất hàng giờ vì những lỗi cú pháp.
Lỗi cú pháp có nghĩa là bạn viết một cái gì đó mà PHP không hiểu. Có thể là do bạn đánh vần tên một biến khác với cách bạn đã làm khi bạn tạo nó hoặc bạn quên đặt dấu chấm phẩy ở cuối câu lệnh. Bạn sẽ quên đi dấu chấm phẩy kiểu như vậy rất nhiều.
Một số ngôn ngữ lập trình, chẳng hạn như JavaScript, tự do hơn khi sử dụng dấu chấm phẩy so với PHP. Trong một số trường hợp, PHP cũng khá tự do: ví dụ, đôi khi trong một số trường hợp, chúng ta không cần đóng các thẻ PHP của bạn. Trong các tình huống khác, một dấu chấm phẩy bị thiếu sẽ giết chết toàn bộ ứng dụng.
Vì vậy, hãy thật cẩn thận với cú pháp. Trong lập trình, bạn cần đánh vần mọi thứ hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên, kiến thức về xác suất lỗi cú pháp cũng hữu ích. Nó cho chúng ta biết chúng ta cần tìm kiếm lý do ở đâu đầu tiên nếu chương trình không hoạt động. Trước khi xóa toàn bộ chương trình và bắt đầu lại, hãy kiểm tra lỗi cú pháp.
Bí kíp 8 – Đảm bảo code có thể đọc được
Khi học viết code, bạn sẽ học hỏi từ những giảng viên rất cẩn thận với việc trình bày code của họ. Nếu bạn không phải là một người như vậy...hãy tìm một giảng viên khác.
Lúc đầu, tất cả khoảng cách, thụt dòng và căn chỉnh có vẻ chỉ mang tính hình thức. Nếu code hoạt động, thì nó có tác dụng đúng không? Ai thèm quan tâm đến khoảng cách chứ?
Nhưng khi bạn mắc lỗi và quay lại đánh giá những dòng code bạn viết ra cách đây một thời gian, bạn sẽ phải quan tâm đến nó. Tệ hơn nữa, nếu đồng nghiệp phải làm việc với code của bạn mà không thể đọc được, bạn sẽ càng phải chú ý điều đó vì đồng nghiệp có thể trở nên “khó chịu” vì điều đó.
Viết code tốt là điều cần thiết để xử lý các lỗi đã thảo luận ở bí kíp 7. Nếu bạn đặt tất cả code của bạn lên dòng, máy tính có thể đọc được. Nhưng nếu bạn thiếu một dấu chấm phẩy, bạn hoặc người khác phải phát hiện ra.
Ví dụ nào cho thấy việc phát hiện thiếu dấu chấm phẩy dễ dàng hơn?
Hay
Hiển nhiên, hai ví dụ chỉ cùng một code. Sự khác biệt duy nhất là khoảng cách.
Phiên bản đầu tiên giúp dễ dàng phát hiện các dấu chấm phẩy ở cuối mỗi dòng trong khi có các thẻ theo dòng HTML, mở thẻ (<? PHP) và đóng thẻ (?>) đóng các thẻ PHP trong căn chỉnh cũng giúp việc tìm ra việc thiếu thẻ đóng hay không.
Phiên bản thứ hai chỉ là các mã lan man với nhau. Bây giờ bạn phải kiểm tra tất cả các code có khả năng thiếu dấu chấm phẩy thay vì chỉ xem nhanh phần cuối của dòng. Các thẻ PHP bắt đầu và kết thúc ở đâu? Chúng có các dòng trong phiên bản một, nhưng bạn phải quét tất cả các code từ lúc mở thẻ đến đóng thẻ trong phiên bản hai để kiểm tra xem cả hai đều ở đó hay không.
Ngoài việc giữ cho code sạch sẽ, rõ ràng và dễ đọc, hãy chắc chắn sử dụng các bình luận để nhắc nhở bản thân bạn nghĩ gì khi viết code.
Nhận xét (Comment) là dòng văn bản bị bỏ qua bởi trình thông dịch PHP. Bạn có thể biến văn bản của mình thành một nhận xét bằng cách bao gồm hai dấu gạch chéo về phía trước của dòng.
// Như thế này.
Máy tính hoàn toàn bỏ qua ý kiến của bạn, nghe có vẻ chúng vô nghĩa. Code dành cho máy tính, nhận xét là dành cho con người. Đặc biệt nếu bạn viết một cái gì đó phức tạp, các nhận xét cực kỳ hữu ích cho người khác hoặc chính bạn trong tương lai để hiểu hoặc ghi nhớ những gì chương trình làm. Ví dụ, bên dưới tôi viết một nhận xét phía trên truy vấn tùy chỉnh WordPress này để nhắc nhở nó là gì khi tôi học nó. Nhận xét là văn bản màu xám bắt đầu bằng //.
Nhận xét có thể là một cách tuyệt vời ghi chú cho chính bạn về cách làm. Là một người mới bắt đầu, bạn thường phải truy cập lại code trong tương lai. Khi ai đó yêu cầu bạn xây dựng một cái gì đó mà bạn đã làm trước đó, tham khảo code bạn đã viết và hiểu trước đó thường sẽ dễ dàng hơn là cố gắng hiểu người khác viết code gì khi bạn tìm thấy trên Google.
Vâỵ thì sẽ dễ dàng hơn nếu mã của bạn rõ ràng, dễ hiểu và tận dụng tốt các nhận xét.
Bí kíp 9 –Cố gắng tự giải quyết các vấn đề
Khi bạn gặp phải một vấn đề, phản ứng phổ biến là tìm kiếm giúp đỡ ngay lập tức.
Không có gì sai nếu bạn cần giúp đỡ. Rất nhiều người khuyến khích điều này. Nhưng nếu bạn hỏi ai đó ngay khi bạn gặp khó khăn, bạn sẽ không được điều gì bằng việc bạn từ tìm hiểu vấn đề và giải quyết nó. Luôn có thời gian đúng lúc để đặt câu hỏi.
Điều này có vẻ giống vấn đề ở một trại coding trong trong cuộc sống thực, khác với trực tuyến, bạn có thể giơ tay và nhờ một người hướng dẫn giúp đỡ. Tuy nhiên, các khóa học trên BitDegree cung cấp cho bạn tùy chọn gửi phản hồi về bất kỳ bài giảng nào trong khóa học để người hướng dẫn có thể giúp bạn với bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải.
Nhưng hãy nhớ rằng, khi học PHP, bạn sẽ thấy một lối mòn - bạn không phải là người đầu tiên học ngôn ngữ lập trình này.
Rất nhiều người đã đi trước bạn, và họ đặt mọi câu hỏi trên internet. Có rất nhiều người muốn giúp đỡ và câu trả lời của họ cũng có trên Internet.
Đặc biệt, nếu bạn đang ở thời điểm nghiên cứu PHP cơ bản, những vấn đề của bạn rất khó tiếp cận bởi một người nào trước đó. Vậy thì, nếu bạn muốn tìm câu trả lời cho bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải với PHP, thì hãy làm những gì có thể để giải quyết nó. Hãy Google nó!
Ở đầu kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy ai đó có thể đã đăng một câu hỏi tương tự trên Stackoverflow.
Nếu bạn không tìm thấy cái gì đó phù hợp với câu hỏi của bạn, thì nên nhớ rằng PHP, giống như mọi ngôn ngữ lập trình khác, có tài liệu mở rộng để giúp người dùng hiểu cách sử dụng PHP. Nếu hướng dẫn sử dụng khiến bạn choáng ngợp, cơ sở kiến thức PHP dễ nhằn hơn đều có sẵn trên BitDegree.
Bí kíp 10 – Hiểu thuật ngữ
Một khó khăn bạn có thể gặp phải khi học PHP là thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng bởi giảng viên hoặc có trong hướng dẫn học lập trình PHP.
Một giảng viên giỏi sẽ giải thích PHP căn bản bằng tiếng Anh thuần túy. Nhưng khi bạn học PHP với các chủ đề nâng cao hơn, giảng viên cần sử dụng thuật ngữ nhiều hơn để mô tả các khái niệm với độ phức tạp cao hơn.
Điều quan trọng là bạn phải nâng cao đủ vốn từ vựng để có thể hiểu các cấu trúc có thể sử dụng một hay hai thuật ngữ trong đó. Thật không may, bạn dường như khó có thể hiểu đầy đủ cách sử dụng PHP nếu như bạn không hiểu khái niệm phức tạp đằng sau nó, nghĩa là học một ngôn ngữ kỹ thuật.
Một ví dụ đơn giản là bạn hiểu thế nào là “how to pass a variable as an argument to your function”?.
Khóa học Tìm hiểu PHP trực tuyến của BitDegree bao gồm các khái niệm về biến, hàm và đối số như là một phần của chương trình giảng dạy PHP cơ bản, vì vậy đến cuối khóa học, bạn hoàn toàn hiểu về ví dụ trên. Nếu bạn sợ điều đó có thể gây khó khăn, thì hãy ghi chú lại mỗi thuật ngữ nghĩa là gì khi bạn nhìn thấy chúng, để sau này có thể xem lại khi giảng viên sử dụng một câu tương tự.
Bạn có biết?
Bạn đã bao giờ băn khoăn nền tảng học online nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn chưa?
Kết luận
Các bí kíp trong hướng dẫn học PHP này sẽ chuẩn bị cho bạn lập trình PHP tốt hơn và đảm bảo quá trình học tập hiệu quả hơn nếu bạn tuân thủ đúng.
Mặc dù hầu hết các bí kíp này hướng tới những người mới bắt đầu học PHP, một số lời khuyên cũng sẽ hữu ích cho những người học PHP ở giai đoạn nâng cao hơn.
Nhưng dù sao đi nữa, bạn đã có một số nghiên cứu nhất định về PHP căn bản, bạn đã quyết định học PHP. Nếu vậy,...
Đã đến lúc học PHP rồi đấy!
Đây có thể là một quá trình khó khăn, như chúng ta học bất kỳ thứ gì mới. Nhưng đối với nhiều người, đó lại là một con đường đẹp và cảm giác chinh phục cuối con đường. Bám sát những lời khuyên trong hướng dẫn học PHP này và sẽ làm tốt mọi thứ!
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho tôi, đừng ngần ngại. Chỉ cần để lại bình luận bên dưới và tôi sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể!