Best Wallet - No KYC Crypto Wallet with Exclusive Airdrops and Hottest New Tokens - Download Now!
Sự khác biệt giữa software engineer và software developer trong ngành kỹ thuật phần mềm

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc ổn định, lâu dài, hãy suy nghĩ đến ngành với con đường sự nghiệp tuyệt vời cho những người chăm chỉ, thời gian biểu linh hoạt, kỳ nghỉ, nhiều đảm bảo công việc khác nhau và mức lương siêu cạnh tranh.

Tuy nhiên, các vị trí trong ngành CNTT thường gây nhầm lẫn cho những người mới tìm hiểu. Trong hướng dẫn về ngành kỹ thuật phần mềm này, chúng ta sẽ thảo luận một vài công việc dễ gây nhầm lẫn tương tự: software engineer (kỹ sư phần mềm) và software developer (nhà phát triển phần mềm). Chúng khác nhau thế nào và bạn nên học cái nào?

Ban đầu, tôi sẽ giới thiệu hai con đường sự nghiệp phát triển trong ngành kỹ thuật phần mềm riêng biệt cho hai vị trí này. Chúng ta sẽ nói về các tính năng của từng công việc và mọi thứ liên quan. Sau đó là bước phân tích cơ bản dựa theo một số tiêu chí nhất định của hai vị trí phát triển phần mềm này.

Tài sản làm việc trong ngành kỹ thuật phần mềm

Trước khi bắt đầu nói về sự khác biệt của software engineer và software developer, tôi muốn chỉ ra rằng, nhiều người nghĩ công việc CNTT là một “ngành đáng mơ ước” nhưng không ai nói rõ hơn mức lương như thế nào. Vậy ngoài mức lương ra, thì ngành này có gì hấp dẫn, và tại sao bạn lại quan tâm đến bài viết sự khác nhau giữa software engineer và software developer trong ngành kỹ thuật phần mềm hay các công việc CNTT khác nói chung?

Ưu đãi mới nhất đang hoạt động ngay bây giờ:

Trước hết, hãy nói về khía cạnh nghề nghiệp. Có lẽ quá rõ để thấy rằng phát triển CNTT là một cái gì đó luôn thay đổi và nâng cao không ngừng theo thời gian, ngành kỹ thuật phần mềm cũng vậy. Đương nhiên, đi cùng với đó sẽ là nhu cầu cao hơn đối với các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau của CNTT. Do vậy, sự nghiệp CNTT được coi là khá an toàn - luôn có sẵn công việc cho bạn. Điều này cũng áp dụng cho những người làm trong ngành kỹ thuật phần mềm như software engineer hay software developer. Các chuyên ngành như phát triển web hoặc lập trình đã củng cố vị trí nghề nghiệp lâu dài cho những ai theo đuổi hai vị trí này.

Mức lương mà các chuyên gia CNTT đưa ra có lẽ là yếu tố được quảng cáo nhiều nhất về lý do tại sao bạn nên chọn một công việc CNTT. Và đó là lý do chính đáng nếu như bạn đã từng đọc các bài viết khác về mức lương của các nhà phát triển hoặc lập trình viên. Quá trình trở thành một chuyên gia CNTT không dễ dàng vì bạn cần nhiều nghiên cứu và đào tạo liên quan. Nhưng, thành quả mà bạn có được chắc chắn xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.

Cuối cùng chúng ta đã có thể bắt đầu với bài viết so sánh giữa software developer và software engineer trong ngành kỹ thuật phần mềm. Như đã đề cập, chúng ta sẽ đi vào từng công việc của từng vị trí. Trước tiên, hãy xem một software developer sẽ làm gì.

Software Developer làm những gì?

Vậy, software developer là ai và học làm những gì?

Software developer là người có liên quan đến lập trình, quản lý và cấu hình của một chương trình máy tính - còn được gọi là phần mềm (software). Tóm lại (rất rộng), các chuyên gia này tạo và duy trì các chương trình mà chúng ta sử dụng, cho dù là hàng ngày hay chỉ một lần, trên các nền tảng nhất định.

Trong khi đang đọc phần so sánh các vị trí trong ngành kỹ thuật phần mềm này, bạn có thể tự hỏi- tại sao các công ty lại cần software developer? Một số tổ chức cụ thể chuyên về phát triển phần mềm (ví dụ Microsoft). Nếu bạn xem một số quảng cáo việc làm phổ biến được tìm thấy trực tuyến, bạn có thể thấy rằng rất nhiều công ty đang tìm kiếm các software developer chuyên tạo ra cái gì đó trên một nền tảng cụ thể nhất định. Cho dù bạn đang muốn lập trình một ứng dụng đơn giản để sử dụng hàng ngày hay tạo một công cụ chỉnh sửa âm thanh, các nhà phát triển sẽ là người chủ chốt trong quá trình này. Việc này nghe có vẻ trùng lặp với phát triển web, nhưng thực tế, chúng ta có thể thấy hai nhóm này làm việc cùng nhau.

Tuy nhiên, tại sao việc phát triển phần mềm lại phổ biến đến mức nó sẽ đóng một vai trò trong cuộc tranh luận về software engineer và software developer này? Nếu loại bỏ yếu tố tiền lương và “đảm bảo tương lai sự nghiệp”ra khỏi phép tính cân bằng, một lý do chính là sự linh hoạt.

Là một software developer, bạn linh hoạt trong những gì bạn làm. Điều đó có nghĩa là họ có thể tạo ra tất cả các chương trình mà họ thích, ngay khi họ có kiến thức cơ bản về lĩnh vực. Điều này không chỉ áp dụng tại nơi làm việc truyền thống. Nếu bạn thành thạo trong ngành kỹ thuật phần mềm, bạn có thể làm việc tự do và trên các dự án cá nhân.

Như đã nói, giờ đây bạn đã hiểu hơn về công việc của một software developer. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vị trí khác trong ngành kỹ thuật phần mềm: software engineer.

Software Engineer làm những gì?

Công nghệ phần mềm dường như là lĩnh vực khó giải thích, đặc biệt là khi so sánh với phát triển phần mềm. Tôi sẽ cố gắng cung cấp cho bạn một cách giải thích ngắn gọn và súc tích nhất có thể.

Trong ngành kỹ thuật phần mềm, software engineer (kỹ sư phần mềm) làm những thứ tương tự như software developer  với các chương trình máy tính. Các kỹ sư phần mềm tự viết, kiểm tra và gỡ lỗi các chương trình, bất kể các chương trình này là gì.

Các kỹ sư phần mềm có một vài lựa chọn khác nhau khi nói đến sự phân nhánh và chuyên môn hóa nghề nghiệp. Một số kỹ sư thích làm việc với chính các chương trình, trong khi những người khác chuyển sang quản lý hệ điều hành hoặc cơ sở dữ liệu. Tất cả loại nàyi phụ thuộc vào kiến thức và sở thích cá nhân - thông thường, các lĩnh vực khác nhau trong ngành kỹ thuật phần mềm sẽ trả lương khác nhau, nhưng chúng cũng có những yêu cầu khác biệt.

Là một kỹ sư phần mềm, công việc của bạn sẽ liên quan đến rất nhiều chuyển đổi - bạn sẽ phải chuyển đổi một số nhiệm vụ và lệnh cụ thể thành code được lập trình. Bạn có thể viết các mã này bằng một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến. Điều này có nghĩa là, nếu bạn trở thành một software engineer, trước tiên bạn phải thành thạo lập trình. Tuy nhiên, nó không chỉ là yêu cầu riêng cho các kỹ sư phần mềm, các nhà phát triển phần mềm cũng có yêu cầu tương tự.

Software developer và Software engineer - điểm khác biệt là gì?

Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai vị trí này trong ngành kỹ thuật phần mềm? Tôi sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này một cách đơn giản nhất có thể.

Có một ‘quy tắc vàng’ tuyệt vời khi muốn phân biệt hai ngành nghề này. Đó là: software engineer có thể trở thành software developer nhưng software developer không thể là software engineer. Tại sao? Software developer là người làm việc với một chương trình, trong khi software engineer là người làm việc với nền tảng của cùng một chương trình đó.

Các kỹ sư phần mềm phát triển và duy trì nền tảng mà software developer sau đó tự xây dựng chương trình. Hai ngành nghề này có liên quan khá chặt chẽ, nhưng chúng vẫn rất khác nhau ở một số khía cạnh nhất định.

Vậy bạn đã biết sự khác nhau căn bản giữa hai vị trí phổ biến trong ngành kỹ thuật phần mềm. Chỉ còn một điều chúng ta chưa nhắc tới đó là nên học ngành nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng xem một số điểm chính mà chúng ta sẽ sử dụng để trả lời câu hỏi.

Tiêu chí và phân tích

Tôi sẽ không đi sâu vào cuộc tranh luận giữa software developer và software engineer. Thay vào đó, chúng ta sẽ xem xét một số khía cạnh đơn giản nhưng quan trọng của hai vị trí này trong ngành kỹ thuật phần mềm.

Trong quá trình phân tích, tôi sẽ sử dụng ba khía cạnh lớn - lương, khối lượng công việccác tùy chọn phân ngành. Nghe có vẻ mang tính độc đoán nhưng những khía cạnh này rất quan trọng khi nói đến sự nghiệp trong ngành kỹ thuật phần mềm.

Nghề nào có mức lương tốt hơn?

Mức lương tốt đương nhiên là một trong những động lực chính để lựa chọn nghề này so với nghề khác. Hãy để xem mỗi vị trí software developer hay software engineer chia sẻ điều này như tế nào.

Theo Glassdoor.com, software developer có thể kiếm được khoảng 80.000 đô la mỗi năm hay gần 6700 đô la mỗi tháng. Trong khi các software engineer có thể được mức lương 103.000 đô la mỗi năm, tương đương gần 8600 đô la mỗi tháng.

Đó là một sự khác biệt rất lớn! Tuy nhiên, nếu bạn nhớ quy tắc vàng mà tôi đã đề cập, có lẽ bạn đã hiểu tại sao lại có sự chênh lệch đó.

Nghề nào có khối lượng công việc nhiều hơn?

Khối lượng công việc là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ công việc nào. Hiển nhiên nó còn phụ thuộc vào từng vị trí và bản thân công ty, nhưng một số ngành nghề nhất định vẫn có mức độ khối lượng công việc khác nhau.

Tuy nhiên, đối với ngành kỹ thuật phần mềm, khối lượng công việc cho hai vị trí này tương đương nhau. Họ thường bận với nhiều nhiệm vụ phức tạp tại một thời điểm. Tuy nhiên, các kỹ sư phần mềm thường đối mặt với khối lượng công việc lớn hơn vì họ cũng có thể làm việc về phát triển phần mềm, trách nhiệm có thể thay đổi, do đó làm tăng số lượng công việc mà những người này phải làm trung bình hàng ngày.

Nghề nào có lựa chọn phân ngành tốt hơn?

Bây giờ, các tùy chọn phân ngành rất quan trọng đối với cả software developer và software engineer. Đó là lý do tôi cho đây là tiêu chí đánh giá cho hai vị trí nổi bật trong ngành kỹ thuật phần mềm này -  nếu một vị trí cung cấp nhiều tùy chọn phân nhánh hơn, mọi người sẽ có xu hướng chọn nó hơn. Điều này là bởi vì nếu bạn đột ngột nhận ra bạn yêu thích một lĩnh vực nào đó, bạn không cần phải thay đổi toàn bộ chuyên môn của mình - bạn chỉ cần chuyển sang các dự án khác.

Về điểm này, software engineer có lợi thế hơn. Các kỹ sư phần mềm có thể lựa chọn làm việc với các ứng dụng web, phát triển ứng dụng và hệ thống, phân tích dữ liệu, v.v...Còn các software developer thì có lựa chọn giới hạn hơn - họ có thể làm việc như nhà phát triển front-end hay back-end, nhưng ngay cả khi đó họ cũng bị ràng buộc với chính các chương trình thực tế.

Xem & so sánh TOP nền tảng học online cạnh nhau

Bạn có biết?

Bạn đã bao giờ băn khoăn nền tảng học online nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn chưa?

Kết luận

Bây giờ, với tất cả những gì chúng tôi đã đề cập đến các khía cạnh chính của software developer và software engineer, bạn có lẽ muốn đi theo ngành kỹ thuật phần mềm. Hãy nhớ rằng, đó chỉ là lựa chọn cá nhân, dù đi theo hướng nào, bạn cũng cần toàn tâm cho công việc đó.

Cả hai vị trí này đều không phải dễ dàng trong ngành kỹ thuật phần mềm, sẽ có những điểm phức tạp hơn mà bạn cần thời gian nghiên cứu ngoài bài viết so sánh ngắn gọn này.

Ngành công nghiệp CNTT luôn được xem là một trong những nghề tốt nhất để đi đến một con đường sự nghiệp ổn định và đáng tin cậy. Nếu bạn có hứng thú với việc công nghệ liên tục phát triển và một ngành nhất định trong lĩnh vực CNTT (cho dù đó là phát triển phần mềm, kỹ thuật, lập trình hay bất cứ thứ gì khác) - đừng ngại học và trải nghiệm nó. Bạn sẽ không bao giờ biết đó có phải là sự nghiệp phù hợp với bạn hay không!

Tôi hy vọng rằng hướng dẫn này hữu ích cho bạn và đem lại kiến thức mới mẻ. Hẹn gặp bạn trong bài viết sau!


Tham khảo khoa học

Giới thiệu chuyên gia & nhà phân tích của bài viết

Bởi Aaron S.

Tổng biên tập

Đã hoàn thành bằng thạc sĩ về kinh tế, chính trị; văn hóa cho khu vực Đông Á, Aaron đã viết các bài báo khoa học có phân tích so sánh về sự khác biệt các hình thức tập thể của chủ nghĩa tư bản giữa Mỹ, phương Tây và Nhật Bản, 1945-2020. Với gần mộ...
Aaron S. Tổng biên tập
Đã hoàn thành bằng thạc sĩ về kinh tế, chính trị; văn hóa cho khu vực Đông Á, Aaron đã viết các bài báo khoa học có phân tích so sánh về sự khác biệt các hình thức tập thể của chủ nghĩa tư bản giữa Mỹ, phương Tây và Nhật Bản, 1945-2020.
Với gần một thập kỷ kinh nghiệm trong ngành FinTech, Aaron hiểu tất cả những vấn đề và khó khăn lớn nhất mà những người đam mê tiền điện tử gặp phải. Anh là một nhà phân tích đam mê, quan tâm đến nội dung dựa trên dữ liệu và dựa trên thực tế, cũng như nội dung phù hợp với cả người dùng Web3 và người mới trong ngành.
Aaron là người có thể tiếp cận mọi thứ và bất cứ thứ gì liên quan đến tiền kỹ thuật số. Với niềm đam mê lớn dành cho blockchain; đào tạo Web3, Aaron cố gắng biến đổi không gian như chúng ta biết và làm cho nó trở nên dễ tiếp cận hơn với những người mới bắt đầu hoàn toàn.
Aaron được nhiều cơ quan báo chí uy tín trích dẫn và bản thân anh cũng là một tác giả đã xuất bản sách. Ngay cả trong thời gian rảnh rỗi, anh vẫn thích nghiên cứu xu hướng thị trường và tìm kiếm siêu tân tinh tiếp theo.

3 mã phiếu giảm giá phổ biến nhất

Đã xác minh
EXCLUSIVE 25% OFF On DataCamp Subscriptions
Đánh giá 5.0
Đã xác minh
Đã xác minh

Để lại phản hồi trung thực của bạn

Hãy để lại ý kiến xác thực của bạn & giúp hàng nghìn người chọn được nền tảng học online tốt nhất. Tất cả phản hồi, dù tích cực hay tiêu cực, đều được chấp nhận miễn là chúng trung thực. Chúng tôi không công khai phản hồi thiên vị hoặc thư rác. Vì vậy, nếu bạn muốn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hoặc đưa ra lời khuyên - phần này dành cho bạn!

Câu hỏi thường gặp

Cách chọn trang khóa học trực tuyến nào để đánh giá như thế nào?

Chúng tôi chọn các nền tảng học online theo quy mô thị trường, mức độ phổ biến của chúng và quan trọng nhất là yêu cầu hoặc sở thích chung của người dùng để đọc các bài đánh giá MOOC chân thật về một số nền tảng học online nhất định.

Bạn cần nghiên cứu nhiều như thế nào trước khi viết đánh giá e-learning?

Các chuyên gia MOOC tận tâm của chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong nhiều tuần - chỉ sau đó mới có thể nói rằng các đánh giá của họ về các khía cạnh khác nhau là cuối cùng và hoàn chỉnh. Mặc dù mất rất nhiều thời gian, nhưng đây là cách duy nhất chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả các tính năng thiết yếu của nền tảng học online đều được thử nghiệm và kiểm tra và phán quyết dựa trên dữ liệu thực.

Khía cạnh nào là quan trọng nhất khi chọn nền tảng học online tốt nhất?

Sẽ không đúng nếu chỉ chọn một khía cạnh trong số lựa chọn: các ưu tiên phụ thuộc vào từng cá nhân, giá trị, mong muốn và mục tiêu của họ. Một tính năng quan trọng đối với một người có thể hoàn toàn không liên quan đến người kia. Nhưng dù sao, tất cả người dùng sẽ đồng ý rằng chất lượng tốt của tài liệu học tập là điều bắt buộc đối với các nền tảng học online.

Nền tảng đánh giá e-learning này khác với những cái khác như thế nào?

Mỗi nền tảng đánh giá MOOC là duy nhất và có các mục tiêu và giá trị riêng. Các bài đánh giá e-learning của chúng tôi là chân thực 100% và được viết sau khi thực hiện phân tích cẩn thận. Đó là mục tiêu mà rất nhiều trang đánh giá e-learning còn thiếu, vì vậy chúng tôi coi đó là siêu năng lực của mình!

binance
×
Đã xác minh

$600 WELCOME BONUS

Earn Huge Exclusive Binance Learners Rewards
5.0 Đánh giá